Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

10 cuộc gặp ghi dấu ấn lịch sử 10 năm qua

Đó là các cuộc gặp mà dù song phương hay đa phương, kết quả của nó hoặc dẫn đến khai phá những bế tắc hoặc tác động mạnh đến đời sống chính trị và xã hội của con người, và vì vậy, ảnh hưởng lớn đến cục diện toàn cầu một thập kỷ qua.
1. Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam cuối tháng 11 - chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

2. Cùng năm này, cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tháng 6 giữa Chủ tịch CHDCND Kim Jong-il và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung, mở đầu tiến trình hòa giải giữa hai miền Triều Tiên.

3. Năm 2002, hội nghị NATO đẩy nhanh kế hoạch Đông tiến với việc quyết định kết nạp bảy thành viên mới gồm các nước ở Đông Âu và thuộc Liên Xô trước đây.

4. Năm 2003, Nghị viện châu Âu phê chuẩn quyết định mở rộng Liên minh châu Âu (EU) lên 25 nước thành viên.

5. Năm 2005, kế hoạch cải cách Hội đồng Bảo an và cải tổ hoạt động của Liên Hợp Quốc thất bại trong bối cảnh tổ chức lớn nhất hành tinh kỷ niệm 60 năm thành lập.

6. Năm 2006, Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC lần thứ 14 (APEC -14) đã diễn ra trong 2 ngày 18 và 19 tháng 11 tại Hà Nội: Hai sáng kiến quan trọng của Việt Nam là Kế hoạch hành động Hà Nội để thực hiện lộ trình Busan và các mục tiêu Bogor cùng Chương trình cải tổ cơ cấu APEC được thông qua tại APEC-14 đã mở ra một thời kỳ xây dựng một cộng đồng kinh tế mới ở khu vực này.

7. Năm 2007, Hiệp ước Lisbon được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/10 tại Bồ Đào Nha. Hiệp ước này thay thế dự thảo Hiến pháp EU bị bác bỏ trước đó và là bước đi quan trọng đặc biệt trong quá trình thể chế hoá EU với 27 thành viên.


8. Năm 2009, chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama và cuộc đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo ASEAN – động thái khẳng định sự trở lại của Mỹ ở châu Á.

9. Năm 2009 cũng được nhắc đến với cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Medvedev ngày 6/7, không chỉ mang đến triển vọng mới cho quan hệ Nga - Mỹ, hai cường quốc thế giới, hai đối thủ thời chiến tranh lạnh - mà còn là chỉ dấu cho thấy chính sách ngoại giao mới của chính quyền Obama đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao cũ của chính quyền Bush.

10. Hội nghị khí hậu toàn cầu ở Copenhagen (Đan Mạch) những ngày cuối năm 2009 – hội nghị lớn nhất trong lịch sử với kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến nhận thức của con người về hậu quả nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới cũng như đạt được những thỏa thuận bước ngoặt đối phó với tình trạng này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét